6 bộ phận cần kiểm tra khi ô tô ‘ngốn’ nhiên liệu bất thường

  1. Áp suất lốp thấp – Lốp xe quá mòn
  2. Hệ thống ống xả 
  3. Dầu động cơ
  4. Nước làm mát
  5. Lọc gió động cơ
  6. Bugi đánh lửa

Áp suất lốp thấp hay một số bộ phận liên quan đến hệ thống động cơ không được bảo dưỡng định kỳ… chính là một trong những nguyên nhân khiến ô tô “ngốn” nhiên liệu bất thường. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, tài xế cần kiểm tra “bắt đúng bệnh” để kịp thời sửa chữa.

Ô tô “ngốn” nhiên liệu bất thường là hiện tượng nhiều tài xế, chủ xe thường gặp sau một thời gian sử dụng. Theo các kỹ thuật viên chăm sóc, bảo dưỡng ô tô của các hãng xe, ngoài thói quen lái xe của tài xế, nguyên nhân một phần xuất phát từ việc một số bộ phận trên xe. Vì vậy, khi phát hiện ô tô “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn so với bình thường, tài xế cần kiểm tra các bộ phận dưới đây để “bắt đúng bệnh” và sửa chữa kịp thời:

Lốp xe quá mòn hay áp suất lốp thấp hơn mức tiêu chuẩn (lốp non) chính là một trong những nguyên nhân khiến chiếc ô tô củ bạn “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn sau một thời gian sử dụng. Việc lốp xe quá mòn hay áp suất lốp thấp khiến diện tích ma sát giữa bánh xe và mặt đường gia tăng, động cơ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn do lực cản lớn hơn.

Vì vậy, khi phát hiện xe “ngốn” nhiên liệu bất thường, tài xế nên kiểm tra tình trạng lốp xe. Đảm bảo áp suất lốp được bơm theo đúng thông số quy định thường được nhà sản xuất dán trên vị trí cửa, phía tài xế. Nếu phát hiện lốp xe bị mòn, nên đảo lốp hay thay thế để đảm bảo an toàn.

Dầu động cơ

Dầu động cơ không được thay thế sau một thời gian sẽ khiến khả năng bôi trơn không còn hiệu quả. Ma sát giữa các chi tiết lớn hơn khiến động cơ nhanh nóng, vì thế xe sẽ tốn nhiên liệu hơn bình thường, theo thời gian có thể làm giảm tuổi thọ động cơ. Bên cạnh đó, người dùng thay thế dầu động cơ không đúng tiêu chuẩn, độ nhớt quy định cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của động cơ.

Vì vậy, nếu không nắm lịch thay thế dầu định kỳ, tài xế cần kiểm tra tình trạng dầu nhớt thông qua que thăm dầu động cơ. Bên cạnh đó, cần tham khảo sách hướng dẫn hoặc hỏi các chuyên gia kỹ thuật của hãng xe để chọn loại dầu nhớt phù hợp với động cơ của xe.

Nước làm mát

Nước làm mát không đủ hay chất lượng không còn đảm bảo cũng góp phần khiến ô tô “ngốn” nhiên liệu hơn bình thường. Theo các kỹ thuật viên chăm sóc ô tô, trên mỗi dòng xe đều có cảm biết nhiệt độ nước làm mát gắn ở sườn động cơ, tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Khi nước làm mát không đảm bảo hoặc cảm biến bị lỗi sẽ báo kết quả sai lệch thấp hơn so với nhiệt độ thực tế. Lượng nhiên liệu được phun vào động cơ sẽ nhiều hơn so với bình thường, khiến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Vì vậy, tùy vào mỗi dòng xe người dùng nên kiểm tra thay thế nước làm mát định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bình chứa nước làm mát thường được bố trí trong khoang động cơ, dưới nắp capô. Khi kiểm tra bằng mắt thường, phải đảm bảo mực nước làm mát trong bình nước phụ luôn nằm ở giữa vị trí “Full” và “Low”, một số xe ký hiệu “Min”, “Max”. Nếu mực nước làm mát dưới mức “Low” cần bổ sung thêm.
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người dùng ô tô cần thay thế nước làm mát động cơ sau 40.000 km để tránh làm thay đổi thành phần hóa học trong dung dịch này. Theo các chuyên gia, nước làm mát nên được pha trộn theo tỉ lệ 60% dung dịch làm mát với 40% nước cất. Khi kiểm tra, thay thế nước làm mát nên để động cơ nguội, sau đó mở nắp két nước làm mát để tránh bị bỏng.

Lọc gió động cơ

Đúng như tên gọi, lọc gió có nhiệm vụ lọc không khí, ngăn ngừa bụi bẩn trước khi đưa vào buồng đốt. Theo thời gian sử dụng, nếu để lọc gió động cơ quá bẩn sẽ vô tình làm cản trở, khiến lượng gió vào buồng đốt ít hơn buộc động cơ phải phun nhiên liệu nhiều hơn để đảm bảo công suất sinh công, gây nên tình trạng xe ngốn nhiên liệu nhiều hơn.
 
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 – 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bọ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.

Bugi đánh lửa

Bugi có nhiệm phụ đánh lữa để đốt chay hỗn hợp nhiên liệu với không khí trong buồng đốt. Theo thời gian sử dụng, chất lượng bugi sẽ giảm do bám muội than, hở chân khiến cho việc đánh lửa bị chậm, hiệu quả đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu với không khí không cao. Điều này sẽ khiến lượng nhiên liệu phun ra nhiều, gây lãng phí. Vì vậy, ngoài các bộ phận kể trên, nên chú ý kiểm tra, thay thế bugi trên xe.

Hệ thống ống xả

Trong quá trình sử dụng xe, đường ống xả có thể bị móp méo do va chạm dẫn đến hiện tượng đường xả bị tắc hoặc bị cản trở, dẫn đến hiện tượng áp suất khí xả tăng lên và khiến xe tiêu tốn xăng hơn.
Vì vậy, người dùng cần kiểm tra hệ thống ống xả, nếu phát hiện đường ổng xả bị tắc, nghẹt nên mang xe đến các trạm dịch vụ, bảo dưỡng để kiểm tra khắc phục hoặc thay thế. Ngoài ra, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, khi mang xe đi chăm sóc bảo dưỡng nên chú ý kiểm tra hệ thống kim phun nhiên liệu. Bởi nếu, kim phun bị bẩn sẽ khiến cho lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt không đảm bảo và có thể gây lãng phí nhiên liệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *